[Bạn có biết] Sự khác nhau giữa đá quý và đá bán quý là gì?

Hiện nay, đá quý và đá bán quý ngày càng được nhiều khách hàng yêu thích sưu tập. Mặc dù đây là những thuật ngữ quen thuộc với nhiều người, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguồn gốc và ý nghĩa của chúng. Bài viết này của Tokigems sẽ phân biệt giữa hai loại đá này chi tiết nhất!

Tìm hiểu sơ lược về đá bán quý và đá quý là gì?

Đá quý hay đá bán quý là hai khái niệm thường được nhắc đến trong ngành công nghiệp khai thác và chế tác đá quý. Mặc dù cả hai loại đá này đều có vẻ đẹp riêng và được sử dụng rộng rãi trong trang sức, nhưng chúng có những đặc điểm khác biệt rõ rệt.

Đá quý

Đá quý (gemstones) là những loại khoáng vật tự nhiên, hiếm có, có độ cứng cao, màu sắc đẹp mắt và độ trong suốt ấn tượng. Các tiêu chí này giúp đá quý trở nên quý giá và được ưa chuộng. Một số loại đá quý phổ biến như kim cương (diamond), Ruby, Sapphire, Emerald. Ngoài ra, một số loại đá quý hiếm như Musgravite, Benitoite, Painite cũng được định giá cao do sự khan hiếm.

Nhẫn Nam Đá Spinel
Nhẫn Nam Đá Spinel
Nhẫn Nam Vàng Trắng Đá Chủ Sapphire Vàng 1.90ct
Nhẫn Nam Vàng Trắng Đá Chủ Sapphire Vàng 1.90ct

 

 

Nhẫn Vàng Trắng 14k Đá Chủ Sapphire Cabochon 4.0ct
Nhẫn Vàng Trắng 14k Đá Chủ Sapphire Cabochon 4.0ct
Nhẫn nam vàng 18k đá Ruby huyết 2.15ct
Nhẫn nam vàng 18k đá Ruby huyết 2.15ct
Nhẫn Vàng 14k Đá Chủ Ruby Thiên Nhiên
Nhẫn Vàng 14k Đá Chủ Ruby Thiên Nhiên
Nhẫn Vàng Đá Ruby Oval Facet 2.1ct
Nhẫn Vàng Đá Ruby Oval Facet 2.1ct
Nhẫn Nam Đá Ruby Huyết
Nhẫn Nam Đá Ruby Huyết

Xem thêm: Các loại đá quý thiên nhiên phổ biến trong trang sức đá quý

Đá bán quý

Đá bán quý (semi-precious stones) là những loại đá phổ biến hơn, dễ tìm thấy trong tự nhiên và có giá trị thương mại thấp hơn so với đá quý. Tuy nhiên, chúng vẫn sở hữu vẻ đẹp độc đáo và được sử dụng rộng rãi trong chế tác trang sức. Một số loại đá bán quý thường gặp: Thạch anh (Quartz), Mắt hổ (Tiger’s Eye), Fluorite, Mã não (Chalcedony),…

Các tiêu chí phân biệt đá quý và đá bán quý

Việc phân loại đá bán quý và đá quý không chỉ dựa trên giá trị thương mại mà còn dựa trên các tiêu chí như độ hiếm, độ cứng, màu sắc,… Dưới đây là một số cách để phân biệt chúng dựa trên các yếu tố như độ cứng, màu sắc và độ hiếm.

 

Độ cứng

Một trong những yếu tố chính để phân biệt 2 loại đá quý là độ cứng. Đá quý thường có độ cứng cao, thông thường từ 8 trở lên trên thang Mohs – một thang đo độ cứng của khoáng vật từ 1 đến 10. Ví dụ, kim cương có độ cứng 10, corundum (bao gồm ruby và sapphire) có độ cứng 9, topaz và morganite có độ cứng 8.

Trong khi đó, đá bán quý thường có độ cứng thấp hơn, giao động từ 7 trở xuống trên thang Mohs. Một ví dụ điển hình của đá bán quý là thạch anh (quartz) với độ cứng 7, peridot và tanzanite với độ cứng 6.5-7, hay opal với độ cứng 5.5-6.5.

Độ cứng cao hơn giúp đá quý có khả năng chống chịu tốt hơn trước sự mài mòn, trầy xước và va chạm trong quá trình sử dụng và bảo quản. Điều này cũng góp phần làm tăng giá trị và sự bền bỉ của trang sức làm từ đá quý.

Màu sắc

Mặc dù cả 2 loại đá quý đều có thể có nhiều màu sắc khác nhau, một số loại đá quý được ưa chuộng bởi màu sắc đặc trưng và sự độc đáo. Ví dụ, ruby được biết đến với sắc đỏ rực rỡ, sapphire với sắc xanh thẳm, emerald với màu xanh lá cây tươi mát, hay tanzanite với sắc tím xanh độc đáo.

Trong khi đó, đá bán quý thường có sự đa dạng màu sắc hơn và dễ tìm thấy ở nhiều sắc độ khác nhau. Ví dụ, thạch anh có thể có màu trắng (rock crystal), tím (amethyst), vàng (citrine), hồng (rose quartz), hay khói (smoky quartz). Tương tự, garnet cũng có nhiều loại màu như đỏ, cam, xanh lá, hay tím.

 

 

 

Giá trị thương mại

Hiện nay, giá trị thương mại của đá quý thường cao hơn đáng kể so với đá bán quý. Sự chênh lệch bởi tính khan hiếm và độ khó khai thác của các loại đá quý. 

Những viên đá quý như kim cương, ruby, sapphire hay emerald thường được hình thành trong điều kiện địa chất đặc biệt và chỉ có thể tìm thấy ở một số ít địa điểm trên thế giới. Quá trình thăm dò, khai thác và xử lý đá quý đòi hỏi công nghệ tiên tiến, nhân lực chuyên môn cao và chi phí đầu tư lớn. Chính những yếu tố này góp phần đẩy giá trị của đá quý lên rất cao trên thị trường.

Đá bán quý lại có sự phân bố rộng rãi hơn trong tự nhiên. Các mỏ khai thác đá bán quý thường có quy mô lớn hơn và dễ tiếp cận hơn so với đá quý. Điều này dẫn đến nguồn cung dồi dào và giá thành sản xuất thấp hơn, qua đó giúp giá bán của đá bán quý trở nên phải chăng hơn nhiều so với đá quý.

Sự khác biệt bởi quá trình chế tác 

Các nghệ nhân chuyên nghiệp thường dành nhiều thời gian và công sức hơn để mài giũa, cắt tỉa những viên đá quý thô. Quy trình chế tác đá quý đòi hỏi tay nghề cao, sự tỉ mỉ và kinh nghiệm dày dặn, do đó chi phí gia công thường rất đắt đỏ.

Ngược lại, đá bán quý thường có kích thước lớn hơn và nguồn cung dồi dào hơn. Việc chế tác các loại đá quý này không yêu cầu quá nhiều kỹ thuật phức tạp hay kinh nghiệm chuyên sâu. Các thợ mài đá tay nghề trung bình cũng có thể dễ dàng tạo ra những sản phẩm đẹp mắt với chi phí hợp lý hơn.  

Hy vọng rằng qua bài viết này, quý khách hàng và những người yêu mến đá quý đã nắm được cách nhận biết, phân loại đá quý và đá bán quý. Qua đó, khách hàng có thể tự tin lựa chọn những viên đá phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình.